Friday, September 7, 2018

PHONG THỦY CỦA ĐẤT HUẾ




PHONG THỦY CỦA ĐẤT HUẾ


Trước đây thành phố “mộng mơ” còn được biết đến với cái tên Phú Xuân, địa vị ngay chính giữa nước Việt Nam, trong địa phận tỉnh Thừa Thiên (hay Bình-Trị Thiên). Tuy nằm trong 1 vùng đất nhỏ hẹp, nhưng Huế vẫn có đầy đủ núi, sông bao bọc, với vị trí chiến lược này nên Huế đã được chọn làm kinh đô của nước ta dưới thời nhà Tây Sơn (Nguyễn Huệ) cũng như nhà Nguyễn sau này. thiềm thừ phong thủy

Tuy nhiên, như Lưu-Kim-Tinh, một danh sư Phong thủy Trung Hoa viết: “nơi sở tại của can long (tức những nơi có núi, sông tới chầu phục) cần phân rõ xa gần. Can long xa ngàn dậm là đại đô thị (tức kinh đô lớn của những cường quốc); xa hai, ba trăm dậm là chân phủ; xa trăm dậm chỉ có thể là huyện thành, còn gần nữa là các trấn”. Suy xét về cái thế núi sông của xứ Huế, ta thấy dãy Trường Sơn tuy đổ về từ thượng du Bắc Việt, nhưng chỉ đi qua khu vực phía Tây của thành phố, chỉ có những nhánh núi nhỏ tách ra từ đại long mạch của Trường Sơn tiến về chầu phục Huế mà thôi. Thêm vào đó, sông Hương bắt nguồn từ các sông lớn ở phía Nam và Tây Nam hướng về Huế, có được cái thế uốn lượn hữu tình ôm lấy khu vực phía Nam và Đông của thành phố, còn ngoái đầu nhìn lại trước khi đổ ra biển nơi cửa Thuận An; nhưng cũng chỉ dài chừng 5, 6 chục cây số. Cái thế núi sông “xa trăm dậm chỉ có thể là huyện thành”, Huế chỉ là thành phố nhỏ, không thể phát sinh được nhiều vượng khí, mà dải đất bình nguyên nơi đó cũng chật hẹp, không đủ chỗ cho nguyên khí tích tụ.

Một yếu tố quan trọng khác là vấn đề dựa vào đại thủy (nước biển) mênh mông ở ba mặt Bắc, Ðông và Ðông Nam để đem lại sự sung túc, phồn thịnh cho kinh thành Huế, và qua đó cho cả dân tộc. Nhưng thật ra, muốn được hưởng đại thủy khí thì điều kiện cần thiết là bờ biển phải có hình dạng uốn cong vào (là thế nước muốn lấn vô đất liền), có như vậy khi gặp vận khí tốt thì đất nước mới mong giàu, mạnh lên được. Ðàng này vùng bờ biển Huế (và của cả miền Trung, suốt từ Nghệ An vào tới Phan Rang nói chung) lại có hình dạng uốn cong ra. Ðó là thế đất liền muốn tiến ra biển, nên đại thủy khí không thể vào được để đem lại sự phồn thịnh, có chăng chỉ là những cơ hội bị bỏ lỡ (vì nằm ngay sát đại thủy mà lại không nhận được thủy khí).

Chính vì thế, khi được chọn làm kinh đô, vận mệnh nước ta bị đe dọa, như triều đại thời chúa Nguyễn, Tây Sơn chẳng bao lâu sau chiến thắng hùng vĩ đã bị diệt vong bởi chiến tranh và loạn lạc, hay như cái thời kỳ trở thành chư hầu của ngoại bang (thời nhà Nguyễn từ 1847, vua Tự Đức đối đầu với giặc ngoại bang từ phía Bắc, những cuộc phiến loạn nội bộ rồi sự tấn công dồn dập của thực dân Pháp, Tự Đức băng hà và nước ta mất hẳn nền độc lập, chính thức trở thành nô lệ ngoại bang). Qua đó ta thấy, địa thế của Huế chỉ có thể là một thành phố trung bình, cai quản địa hạt một vài tỉnh, chứ không thể trở thành một đô hội lớn hay kinh đô của một quốc gia hùng mạnh.

ĐỊA DANH VÀ PHONG THỦY



 ĐỊA DANH VÀ PHONG THỦY

Giờ đây, trong số những địa danh ấy, chỉ còn có Hà Nội, Huế và Sài Gòn là vẫn tiếp tục nắm giữ những vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giao thương, mậu dịch của đất nước. Nay, ta nhìn nhận một chút về phong thủy của 3 thành phố quan trọng của cả nước để hiểu hơn về vị trí “đắc địa” và ảnh hưởng của luật phong thủy tới vận mệnh đất nước và đời sống nhân dân Việt Nam. THIỀM THỪ NGẬM TIỀN

Hà Nội

Hà Nội được xem là thế đất quân vương, với thế núi, sông quá lớn, quá hùng vĩ, dài hàng mấy trăm dậm tiến tới, tất cả đều như muốn hướng về phủ thục, triều bái, có thể điều khiển, sai khiến được chư hầu. Tọa lạc ngay tại trung tâm của đồng bằng Bắc Việt, trên dải đất hẹp giữa con sông Hồng ở phía Đông và sông Tô Lịch ở phía Tây, những sông lớn như sông Cầu, sông Gầm, sông Lô ở phía Bắc và sông Đà ở phía Tây sau khi chảy qua nhiều nơi cuối cùng đều nhập vào sông Nhị Hà chảy về Hà Nội. Xa xa, dọc theo biên giới Việt-Hoa, những dãy núi trùng trùng, điệp điệp xuất phát từ miền Nam Trung Hoa đâm thẳng xuống dọc theo các phí Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, tất cả đều như muốn hướng về Hà Nội. Đối với Phong thủy, dải đất này chính là chân long, là nơi kết tụ được nhiều nguyên khí của địa hình sông, núi ở chung quanh. Nhờ vậy, Hà Nội sẽ luôn luôn nắm được những vai trò quan trọng về chính trị và kinh tế đối với đất nước, chẳng những thế, trong các thời kỳ hưng vượng còn sản sinh ra những lãnh tụ tài ba, những anh hùng kiệt xuất.



Xem xét về khía cạnh Lạc Thư và Tam Nguyên – Cửu Vận, Hà Nội cực thịnh vào vận 8 và vận 9 bởi vượng khí của các dãy núi trong khu vực Đông-Triều-Cẩm-Phả trấn át cái sát khí của mạng lưới sông ngòi chằng chịt phía Đông Bắc đem đến nhiều may mắn và thuận lợi. Ví như, 2 cuộc đại thắng quân Mông Cổ của nhà Trần, đánh tan quân giặc, tướng lính đều tháo chạy về nước không còn mảnh giáp (1285 – 1287, thuộc Vận 8 Hạ Nguyên); hay sự bùng lên của khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi cùng bao anh hùng hào kiệt đập tan ách đô hộ của quân Minh và buộc chúng thừa nhận nền độc lập của nhân dân ta. Âu cũng là do vận khí của Hà Nội đang ở đoạn cực thịnh, nhờ những dãy núi dài hàng ngàn dậm ở phía Đông Bắc hướng tới, thần lực của Hà Nội vô cùng ãnh liệt nên không một thế lực hung mạnh nào có thể lay chuyển được.